Dần khép kín đường Vành đai 2

Ngày 30/8, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ - PMC tổ chức lễ thông xe đường vành đai phía đông đoạn từ Đồng Văn Cống (Q.2) đến cầu Rạch Chiếc (Q.9) có chiều dài 5,5km.
Dự án được phê duyệt năm 2006 nhưng chủ đầu tư vẫn chưa bắt tay thực hiện, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông qua khu vực này. Đến tháng 4/2012, dự án mới được thi công trở lại. Tuy nhiên, hiện chủ đầu tư chỉ mới thông xe đoạn đường Đồng Văn Cống đến cầu Rạch Chiếc.

Đường vành đai đông thông xe đoạn Đồng Văn Cống giúp giải quyết lượng xe nối đuôi vào cảng Cát LáiGiải thích về sự chậm trễ này, chủ đầu tư cho rằng, dự án xây dựng đường vành đai phía đông hoàn thành chậm tiến độ hơn 3 năm do vướng đền bù giải tỏa, giá vật liệu xây dựng tăng đột biến và thủ tục điều chỉnh vốn đầu tư kéo dài. Vì vậy vốn đầu tư của dự án cũng tăng theo.
Đường vành đai phía đông TP HCM từ chân cầu Phú Mỹ đến chân cầu Rạch Chiếc nối quận 2 và quận 9 được lãnh đạo TP HCM phê duyệt xây dựng để kết nối toàn bộ tuyến đường vành đai của thành phố, phân luồng giao thông ra vào thành phố về phía đông bắc và giảm áp lực lưu lượng xe vào các đường trung tâm.
Công trình là tuyến giao thông quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa vào cảng Cát Lái (Q.2) từ xa lộ Hà Nội, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên đường Đồng Văn Cống trong thời gian qua.
Tham dự lễ thông xe, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín nhấn mạnh, đây là công trình trọng điểm của thành phố, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư để hoàn thành và khép kín đường vành đai 2.
Chính thức đưa vào khai thác đoạn đường từ vòng xoay Mỹ Thủy, quận 2 đến cầu Rạch Chiếc mới, quận 9.
“Việc hoàn thành và đưa vào khai thác hai cầu vượt trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn quận Bình Tân góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM” - Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín phát biểu tại lễ thông xe hai cầu vượt ở giao lộ Bà Hom - quốc lộ 1 và tỉnh lộ 10B - quốc lộ 1, ngày 30-8.
Gỡ kẹt xe ở điểm nóngCùng với việc xây cầu, chủ đầu tư dự án (Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng - IDICO) còn lắp đặt dải phân cách trên quốc lộ 1, đoạn từ ngã tư An Sương, quận 12 đến An Lạc, quận Bình Tân để đảm bảo ATGT.
Theo IDICO, quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc thuộc tuyến đường Vành đai 2 của TP, đã được đơn vị nâng cấp, mở rộng thành tám làn xe. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng kẹt xe ở các ngã tư gần Khu công nghiệp Tân Tạo và Công ty Pou Yuen ngày càng trầm trọng nên việc xây cầu vượt, lắp dải phân cách là rất bức bách. “Dù điều kiện mặt bằng thi công hạn chế, lượng xe qua lại đông đúc nhưng công trình vẫn hoàn thành vượt tiến độ 60 ngày” - ông Nguyễn Hồng Ninh, Tổng Giám đốc IDICO, cho hay.
Sơ đồ đường Vành đai 2 vừa được kéo dài (đoạn màu đỏ) trên bản đồ giao thông TP.HCM. Đoạn đứt khúc hiện vẫn chưa hoàn thành. Đồ họa: LHÔng Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, đánh giá nhờ hai cầu vượt, tình trạng mất an toàn, kẹt xe ở khu vực sẽ được cải thiện đáng kể. Ông Chính đề nghị IDICO nghiên cứu, tiếp tục đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại hương lộ 2 và quốc lộ 1 nhằm đảm bảo việc lưu thông trên quốc lộ 1 qua khu vực này được thông suốt, an toàn.
Giảm áp lực xe trên xa lộ Hà NộiCùng ngày, ở phía đông bắc TP, tuyến đường Vành đai 2 đã được kéo dài thêm 5,5 km thông qua việc chính thức đưa vào khai thác đoạn vành đai đông từ vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2) đến cầu Rạch Chiếc mới (quận 9). Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (PMC) đầu tư theo hình thức BT với tổng vốn gần 380 tỉ đồng. Tuyến đường hiện có bốn làn xe, tương lai sẽ được mở rộng lên thành 10 làn xe với lộ giới 67 m.

Đường Vành đai 2 dài bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh), qua cầu Phú Mỹ (quận 7) ra ngã tư Bình Thái (quận 9) nối vào nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức) và theo quốc lộ 1 về lại Nguyễn Văn Linh, tạo thành tuyến đường vòng dài khoảng 70 km quanh TP.HCM.


Theo dự kiến, khi đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đưa vào khai thác, dòng xe từ các tỉnh miền Tây muốn đi qua miền Đông sẽ theo đường Nguyễn Văn Linh qua cầu Phú Mỹ đổ vào đường vành đai phía đông (trong đó có đoạn 5,5 km vừa hoàn thành) để vào tuyến cao tốc nêu trên.
Tương tự, dòng xe từ các tỉnh miền Đông, Vũng Tàu… vào cảng Cát Lái cũng sẽ đi qua đường cao tốc và đoạn đường vành đai vừa hoàn thành. Áp lực giao thông từ các loại xe tải, container không còn đè nặng lên các trục xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ hay Đồng Văn Cống như hiện nay. Nhưng giao thông tại vòng xoay Mỹ Thủy (điểm giao giữa đường vành đai đông với đường Đồng Văn Cống, quận 2) được dự báo sẽ quá tải nếu không có nút giao khác mức.
Tại lễ thông xe, ông Tín cho rằng để giải quyết căn cơ tình trạng ùn ứ trong nội thành thì ngoài việc nhanh chóng khép kín các tuyến vành đai, cần sớm hoàn thiện các trục đường hướng tâm, xuyên tâm. “Sở GTVT cần xây dựng, đề xuất cơ chế huy động nguồn lực đầu tư vào các dự án. Trước mắt, trong năm 2014 phải khởi công các đoạn còn lại của đường vành đai 2, mở rộng quốc lộ 13, quốc lộ 50” - ông Tín yêu cầu.
                                                                                                          Nguồn : Baomoi.com

Đăng nhận xét